fbpx
anh 3
Search
Close this search box.

|

Những cái khó trong khởi nghiệp

Facebook
LinkedIn

Những cái khó trong khởi nghiệp

Chia sẻ

Mục lục

Những cái khó trong khởi nghiệp luôn tồn tại để thách thức bản lĩnh của những nhà sáng lập. Không riêng gì các startup, bản thân các doanh nghiệp lớn đôi khi cũng phải chật vật khi đối mặt với thị trường luôn biến động liên tục.

Theo thống kê của tạp chí Forbes, cứ 10 công ty khởi nghiệp sẽ có đến 9 trường hợp gặp thất bại. Chỉ có 1 công ty khởi nghiệp có khả năng đứng vững. Có khoảng 20% công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong năm đầu tiên. Con số này đến năm thứ 2 là 34%. Chỉ có 50% các công ty khởi nghiệp trong số này có cơ hội kỷ niệm năm thứ 5 hoạt động.

Đây là những số liệu nói về sự khốc liệt khi khởi nghiệp khởi nghiệp. Vậy những cái khó thường gặp trong khởi nghiệp là gì, các bạn hãy cùng đọc bài viết ở bên dưới để tìm hiểu nhé!

1/ Thách thức nhân sự và bản lĩnh của người khởi nghiệp

Nhân sự là một trong những chìa khóa cốt lõi để một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên đây là một trong những cái thiếu “chí mạng” của các công ty khởi nghiệp. Các công ty khởi nghiệp có nhà sáng lập là “dân kỹ thuật” thường thiếu các nhân sự giỏi để có thể vận hành một doanh nghiệp “thực thụ” như: phát triển thị trường, marketing và tài chính.

Ngược lại, những dự án khởi nghiệp có người sáng lập thiên về kinh doanh thì lại thiếu những người giỏi về “kỹ thuật”. Nhân sự luôn “bài toán khó” của các công ty khởi nghiệp khi danh tiếng chưa có, ngân sách còn hạn hẹp. Muốn phát triển bền vững, lâu dài thì luôn cần một đội ngũ nhân sự tốt. Những người tài thường có một mức yêu cầu cao về mức lương và đãi ngộ.

Thật sự không hề dễ dàng để có thể thuyết phục được những người giỏi về tham gia xây dựng  và phát triển công ty.

Nguồn ảnh: Rappler.com

Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không thể. Để thuyết phục được người tài, bản thân những người sáng lập cần phải đưa ra được tầm nhìn và một lộ trình khả thi.

Không phải dự án khởi nghiệp nào cũng may mắn có được một đội ngũ nhân sự tốt trong thời gian đầu. Điều này cũng sẽ thử thách được “bản lĩnh” của những nhà sáng lập.

2/ Dòng tiền, cái khó “muôn thuở” của khởi nghiệp

Nhiều công ty khởi nghiệp, thậm chí có cả những startup lớn thất bại không phải vì công ty không có khách hàng hay làm ăn thua lỗ. Chính dòng tiền là nguyên nhân cho nhiều cú “ngã ngựa”. Đây có thể được xem là một trong những cái khó của khởi nghiệp thể “dập tắt” các công ty.

Dòng tiền được định nghĩa là sự chuyển động ra, vào từ các nguồn tiền trong một doanh nghiệp.

Có 2 khái niệm mà bạn cần quan tâm:

  • Dòng tiền ra: là các nguồn tiền thường liên quan đến chi phí như tiền hàng, tiền lương, tiền cơ sở hạ tầng, tiền lãi vay.
  • Dòng tiền vào: là các khoản dự tiền doanh thu đến từ các dự án, tiền mà khách hàng chi trả.

Dưới đây là 1 ví dụ về một trường hợp doanh nghiệp khởi nghiệp “đột tử” vì dòng tiền. Bạn ký với khách hàng một hợp đồng trị giá 1 tỷ. Tiền này theo kế hoạch dự kiến sẽ đủ để bạn có thể thanh toán tất cả các chi phí. Tuy nhiên do phía khách hàng không thanh toán đúng hẹn, bạn cũng không xoay đủ tiền để vận hành. Và thế là hết…

Nguồn ảnh: Medium.com

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại thì dòng tiền cần phải dương. Tức là tổng dòng tiền vào cần phải lớn hơn tổng dòng tiền ra. Người khởi nghiệp cần tìm hiểu rõ về dòng tiền để tránh bị “đột tử”.

Dòng tiền cũng thể hiện được mức độ tiềm năng phát triển của một công ty khởi nghiệp. Để có thể tìm kiếm được các nhà đầu tư tài chính, dự án khởi nghiệp cần chứng minh về dòng tiền. Thường hiếm các nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn nếu như bạn thiếu số liệu chứng minh về dòng tiền (trừ các nhà đầu tư thiên thần). Một lần nữa, người khởi nghiệp cần phải chuẩn bị được một tinh thần “thép” để vượt qua.

3/ Kế hoạch sẽ luôn không như “tính toán”

Kế hoạch sẽ không luôn như “tính toán” sẽ là cái khó muôn thuở của khởi nghiệp. Việc lập ra những kế hoạch là việc vô cùng cần thiết mà các startup phải thực hiện. Benjamin Franklin đã từng nói: “Nếu bạn không chuẩn bị, bạn đang chuẩn bị để nhận lấy thất bại”. Tuy nhiên thường thực tế sẽ khác so với lúc lên kế hoạch.

Điều này là hết sức bình thường. Để thành công, các công ty khởi nghiệp luôn phải sẵn sàng để thích ứng với sự thay đổi. Đặc biệt với các doanh nghiệp khởi nghiệp còn “non trẻ”, kế hoạch sẽ thay đổi thường xuyên. Vì vậy, cần phải tinh gọn mô hình và tập trung vào việc thực thi để tồn tại. LEAN Startup – Khởi nghiệp tinh gọn là một trong những phương pháp mà người khởi nghiệp có thể tham khảo để nhanh chóng thích ứng với thị trường.

Các công ty khởi nghiệp cần phải chấp nhận rằng thị trường có thể luôn rất khắc nghiệt. Chính vì vậy, cần phải luôn không ngừng học hỏi, cải tiến để tồn tại và phát triển.

Nguồn ảnh: Creativecommons.org

KHÓ NHƯ VẬY LIỆU CHĂNG CÓ NÊN KHỞI NGHIỆP HAY KHÔNG?

Câu trả lời tùy thuộc vào mỗi người. Bạn cần phải biết mình là ai, mình muốn gì, mình có gì trong tay? Con đường khởi nghiệp này sẽ đem lại cho bạn điều gì? Và điều quan trọng nhất, mục tiêu của bạn là gì? Bạn có đọc bài viết “Có nên khởi nghiệp hay không?” để có thêm những góc nhìn về khởi nghiệp.

Khởi nghiệp là một hành trình dài xuất phát từ đam mê và khát vọng của bạn. Và tất nhiên, hành trình ấy không hề trải đầy “hoa hồng” mà còn lắm chông gai thử thách. Không nhất thiết bạn cần phải khởi nghiệp mới có thể thành công. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn, hãy bắt đầu ngay đi!

Thực hiện: Như Trung, Thanh Ngân, Hà Phương, Ngọc Ánh, Hạ Vy


Bài viết hợp tác giữa ESight.vn và các bạn Câu lạc bộ Dynamic UEH để mang những kiến thức bổ ích đến cộng đồng.

#ESight #Entrepreneur #DynamicUEH #DEC

Chia sẻ

Chia sẻ

Bài viết cùng tác giả

Bạn cũng có thể thích

Chia sẻ