Chị Lê Diệp Kiều Trang, cựu CEO của Facebook Việt Nam & GoViet và hiện tại đang cùng chồng khởi nghiệp với công ty Arevo. Chị từng chia sẻ góc nhìn của chị đó là “FREELANCER không phải là KHỞI NGHIỆP” (link bài viết gốc ở comment bên dưới) đã từng gây hot trong cộng đồng khởi nghiệp và có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh quan điểm này.
Vậy, liệu chăng FREELANCER có phải là khởi nghiệp? Bài viết này sẽ làm rõ hơn quan điểm trên cũng như chia sẻ một số góc nhìn về việc làm Freelancer.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu vì sao chị Trang lại nói như vậy? Có rất nhiều khái niệm về khởi nghiệp, có bạn cho rằng việc mở một quán ăn hay nhập hàng xuất khẩu về bán cũng là khởi nghiệp. Điều đó không sai, nhưng đối với định nghĩa của chị Trang ở đây khởi nghiệp là việc bạn đang muốn lập ra một công ty để giải quyết một vấn đề/ bài toán mà xã hội hoặc thị trường đặt ra.
Khởi nghiệp như vậy thật sự là một cuộc “chạy marathon” bền bỉ. Khởi nghiệp là một chặng đường dài hạn từ 3-5 năm nếu bạn thật sự muốn tạo ra một doanh nghiệp thực thụ. Đối với người khởi nghiệp, bạn không chỉ có đủ bản lĩnh mà còn phải có đủ năng lực để vận hành được công ty mà bạn đang khởi nghiệp.
Nhiều nhà khởi nghiệp thất bại bởi vì thiếu năng lực quản trị và vận hành. Không chỉ cần biết về kỹ năng chuyên môn, ta cần phải biết về bán hàng, marketing, sales, vận hành doanh nghiệp, tài chính, lãnh đạo đội nhóm, tất tần tật mọi thứ khi mới bắt đầu. Chính vì vậy, ai muốn khởi nghiệp đều phải rèn luyện. Có rất nhiều con đường để rèn luyện trước khởi nghiệp, người thì đi làm để tích lũy kinh nghiệm, người thì mở một shop quần áo… Có muôn vàn con đường và một trong số đó đó chính là trở thành một freelancer.
Vậy một Freelancer là gì? Freelancer được hiểu nôm na là người được trả tiền để làm các công việc chuyên môn theo yêu cầu. Nếu bạn là một người có nghề chuyên môn như lập trình, digital marketing, thiết kế, kế toán thì bạn có thể đủ điều kiện để có thể trở thành một freelancer. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần để bạn có thể bước vào nghề.
Khi mới bắt đầu làm Freelance, gần như bạn phải tự làm mọi việc, từ việc bạn sẽ đi kiếm cách khách hàng, chăm sóc, làm giấy tờ và đương nhiên là bạn phải làm chuyên môn, và phải làm thiệt tốt nữa là đằng khác. Freelancer cũng không hề đơn giản, vì ngoài năng lực chuyên môn đủ tốt và bạn còn phải biết sắp xếp công việc hợp lý. Ngoài ra, làm Freelancer cũng yêu cầu tính kỷ luật và tự giác cao vì đơn giản là chẳng có ai sẽ nhắc nhở bạn, bạn chính là “sếp” của mình. Chính vì vậy, làm freelance cũng là điều kiện để bàn có thể tôi luyện những yếu tố cần thiết của một người khởi nghiệp.
Freelancers có lẽ là một con đường ít rủi ro nếu bạn để bạn trải nghiệm trước khi khởi nghiệp. Chính vì tính chủ động về mặt thời gian, bạn vẫn có thể vừa đi làm vừa làm freelance. Người mới làm freelance cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, từ việc dự án nhận về không thường xuyên hay chất lượng dự án không tốt như kỳ vọng. Tuy nhiên, đây cũng là một phép thử vì khởi nghiệp thật sự còn thử thách hơn vậy.
Vai trò của freelancer là vậy, nó vẫn chưa đủ để gọi đây là một khởi nghiệp thực thụ vì nó vẫn còn thiếu rất nhiều yếu tố khác về mặt qui mô và vận hành tuy nhiên nó là một bước đệm để bắt đầu. Có nhiều công ty startup khởi nghiệp ở Việt Nam thành công khi nhà sáng lập đi lên từ là một freelancer như tập đoàn NEXTTech của Shark Bình trong chương trình Shark Tank Việt Nam khi mới khởi nghiệp ông cũng bắt đầu từ một freelancer viết phần mềm cho các doanh nghiệp trước khi thành lập ra công ty phần mềm Peacesoft là tiền đề cho những thành công sau này của ông.
Tổng kết lại, freelancer chưa phải là khởi nghiệp nhưng đây là có thể xem là một bước đệm để rèn luyện cho việc khởi nghiệp trong tương lai. Nếu bạn có ý kiến gì về freelancer hãy comment bên dưới nhé