fbpx
[Website] IMPACT 2024 x ESight.vn _ Banner Giới thiệu
Search
Close this search box.

|

Định nghĩa về Khởi nghiệp hay Startup? Liệu nó có thực sự đáng để quan tâm?

Facebook
LinkedIn

Định nghĩa về Khởi nghiệp hay Startup? Liệu nó có thực sự đáng để quan tâm?

Mục lục

Khi nhắc về phong trào khởi nghiệp sẽ có hai khái niệm được mọi người nhắc đến và thường xuyên bị lẫn lộn đó là Khởi nghiệp và Startup. Vậy Khởi nghiệp là gì, Startup là gì? Chúng có điểm gì giống và khác nhau hay không? Bài viết này sẽ làm rõ về 2 định nghĩa này và đưa ra những góc nhìn về Khởi nghiệp và Startup.

Định nghĩa về “Khởi nghiệp”, “Startup”

Khởi nghiệp được định nghĩa là việc tạo ra một mô hình giá trị để giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các giá trị cho các cá nhân hoặc xã hội (giá trị ở đây có thể bao gồm giá trị về vật chất như tiền, cơ sở vật chất, hạ tầng hoặc các giá trị về tinh thần…). Khởi nghiệp có thể được xem là viên gạch đầu tiên cho các doanh nghiệp/ tổ chức sau này.

Startup, tương tự như khởi nghiệp là việc tạo ra một mô hình để giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các giá trị tuy nhiên phải có quy mô tăng trưởng nhanh (thường thì qui mô tăng trưởng phải trên 50%/ năm). Như bác Trương Gia Bình, chủ tịch tập đoàn FPT định nghĩa Startup phải là một mô hình đột phá, khác biệt và chưa ai làm. Cũng có người thì định nghĩa Startup là một mô hình áp dụng có yếu tố công nghệ. Paul Graham, sáng lập quĩ Y-Combinator chia sẻ: “Một công ty 5-7 năm vẫn có thể là một Startup nếu như họ vẫn còn tăng trưởng”. Riêng về khái niệm Startup sẽ có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Cho dù như thế nào đi chăng nữa, khi nhắc đến Startup người ta sẽ gắn liền với sự tăng trưởng (Start rồi up mà!).

 

Điểm giống và khác biệt

Startup cũng có những điểm giống và khác biệt với Khởi nghiệp. Startup về bản chất cũng là một mô hình khởi nghiệp, tuy nhiên yếu tố khác biệt nằm ở sự tăng trưởng. Một mô hình Khởi nghiệp hoàn toàn có thể trở thành Startup và ngược lại một Startup cũng có thể trở thành một doanh nghiệp bình thường khi họ đã muốn ổn định và không còn có tham vọng tăng trưởng đột phá nữa.

Khái niệm Khởi nghiệp và Startup ra đời nhằm nhắc nhở những nhà sáng lập về mục tiêu và cũng để cho các cổ đông hay các nhà đầu tư lựa chọn mô hình phù hợp để đồng hành. Startup thường gắn liền với những quĩ đầu tư mạo hiểm vì tiềm năng phát triển vượt bậc.

Việc lẫn lộn giữa “Khởi nghiệp” và “Startup” cũng có thể gây ra một số sai lầm khi khởi nghiệp. Một vài Startup vì hiểu hời hợt nên đã quên mất rằng bản chất Startup cũng là một mô hình Khởi nghiệp nên đã bỏ quên những quy luật cốt lõi trong kinh doanh ví dụ như về dòng tiền, thị trường hay bài toán về vận hành. Hay một vài Startup chưa đạt được mô hình “phù hợp” với thị trường (thuật ngữ: Product Market Fit) tuy nhiên đã “vội vàng” đi gọi vốn hoặc mở rộng quy mô quá nhanh dẫn đến những thất bại thê thảm. Hoặc có những Khởi nghiệp “tưởng” mình là Startup nên không kiểm soát các khoản “lỗ” một cách đúng đắn nên cũng gặp thất bại. Còn rất nhiều cái “chết” khác trong Khởi nghiệp và Startup, phần này sẽ được chia sẻ trong các bài viết tiếp theo.

Đối với người khởi nghiệp thì hiểu rõ về khái niệm trên để có thể xác định rõ được mục tiêu PHÙ HỢP mà mình muốn nhắm tới là gì. Nếu bạn mong muốn Startup tuy nhiên hiện tại vẫn chỉ đang “Khởi nghiệp” thì cũng không sao (Có một mô hình mà nhiều công ty Startup áp dụng đó chính là Bootstrap, tức là Startup tự vận hành trong thời gian đầu mà không cần phải gọi vốn từ bên ngoài).

Nếu bạn đang là Startup và bạn muốn chuyển thành “Khởi nghiệp” hay trở thành một doanh nghiệp bình thường cũng không sao cả. Startup thường tiềm tàng nhiều rủi ro thất bại cao hơn rất nhiều so với một mô hình khởi nghiệp bình thường. Đừng vì những áp lực của những cái không phù hợp (ví dụ nhà nhà ai cũng nói phải Startup mới “ngầu”) mà ảnh hưởng mục tiêu thực sự của bạn. Quyết định là ở bạn, nhé!

Tóm lại, dù là Khởi nghiệp hay Startup thì cốt lõi vẫn là sự tồn tại và phát triển. Còn tham vọng và phát triển đến đâu thì tùy thuộc vào bạn

Còn bạn nghĩ như thế nào, hãy để lại Comment bên dưới nhé!

Chia sẻ

Bài viết cùng tác giả

Bạn cũng có thể thích

Chia sẻ