fbpx
anh 3
Search
Close this search box.

|

Câu chuyện về “giấc mơ ô tô Việt không thành của Vinaxuki

Facebook
LinkedIn

Câu chuyện về “giấc mơ ô tô Việt không thành của Vinaxuki

Chia sẻ

Mục lục

Vinaxuki từng là thương hiệu có tiếng vang lẫy lừng trên thương trường xe ô tô tải Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại Vinaxuki đang sống dở chết dở với giấc mơ xe hơi còn đang bỏ ngỏ của mình. Câu chuyện đáng tiếc này cũng chính là một bài học thấm thía dành cho những người trẻ khởi nghiệp.

Khát vọng thành công ở tuổi 50 của ông chủ Vinaxukia “dám nghĩ dám làm”

Có một điều ai cũng phải kính nể rằng ông chủ hãng xe Vinaxuki – Bùi Ngọc Huyên đã quyết định lập nghiệp ở tuổi 50 để thỏa chí đam mê xe hơi từ nhỏ của mình. Với cương vị vụ trưởng tại Bộ Giao thông vận tải lúc bấy giờ, ông Huyên quyết định viết đơn xin nghỉ hưu sớm để thực hiện giấc mơ sản xuất ô tô. Trong một thời gian ngắn, Vinaxuki đã mau chóng thành công với loại xe tải 4 cầu và “bán đắt như tôm tươi” trên thị trường. Vào thời điểm 2006-2008, ước tính mỗi một chiếc xe ông lãi 100 triệu bằng cả gia tài một gia đình khá giả Hà Nội.

Tuy nhiên đến năm 2011, khủng hoảng kinh tế xảy ra trầm trọng, ngân hàng cắt vốn sản xuất khiến Vinaxuki rơi vào vòng lao đao, không có tiền để sản xuất. Cùng với đó là nhiều nguyên nhân khách quan khác dẫn đến sự thất bại của Vinaxuki. Cuối cùng, ông Huyên đành phải ngậm ngùi gác lại giấc mơ ô tô “Made in Việt Nam” dở dang và gánh vác trên vai một khoản nợ khổng lồ. Dù rằng tổng tài sản của Vinaxuki từng được ước tính trên 3000 tỷ đồng, tuy nhiên thất bại vẫn gọi tên doanh nghiệp này một cách đầy tiếc nuối. Dưới đây là 3 bài học rút ra từ thất bại của Vinaxuki dành cho những người đang khởi nghiệp.

1/ Đầu tiên, khủng hoảng có thể xảy ra bất cứ vào thời điểm nào.

Thành công ngày hôm nay không đảm bảo thành công vào ngày mai. Thị trường luôn thay đổi liên tục, cạnh tranh khốc liệt và không phải lúc nào cũng có thể dự đoán trước được. Khủng hoảng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả nền kinh tế đang trong giai đoạn hưng thịnh. Nếu không bắt kịp và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì bạn sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Chính vì vậy cho dù là doanh nghiệp lớn hay công ty startup nhỏ đều cần phải có các phương án chuẩn bị để đối phó mọi biến cố ít nhất từ 3-6 tháng, đặc biệt là về dòng tiền. Gần đây nhất là sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 là một ví dụ rằng khủng hoảng có thể xảy ra trong bất kì thời điểm nào và hậu quả là rất nhiều doanh nghiệp, startup phá sản do không đủ khả năng thích nghi, chống chọi được với khủng hoảng.

2/ Luôn luôn lắng nghe và không chủ quan về thị trường

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, nếu ông Huyên chỉ tập trung đầu tư chất lượng sản xuất ô tô tải thì sẽ thành công hơn rất nhiều. Ông chuyển hướng làm xe hơi chủ yếu theo đam mê là chính mà vẫn còn chủ quan về năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, ông cũng có phần hơi quá tự tin với thành công trước đây nên Vinaxukia đã chủ quan. Họ không có chiến lược phù hợp để sản xuất nên dẫn đến thất bại.

Trong câu chuyện khởi nghiệp cũng vậy, chỉ đam mê thôi vẫn chưa đủ mà cần phải tìm hiểu kỹ thị trường, nhu cầu khách hàng đã được đáp ứng tốt chưa? Nếu chưa thì cần tích cực lắng nghe nhiều phản hồi và cố gắng cải thiện tốt hơn. Để thị trường tiếp nhận thì không có gì bằng việc hiểu rõ năng lực của doanh nghiệp, am hiểu thị trường và có một chiến lược kinh doanh tốt.

3/ Quản lý nguồn vốn là một công việc cực kỳ quan trọng

Quản lý nguồn vốn lưu động trong sản xuất, kinh doanh là kỹ năng thiết yếu với những người đang khởi nghiệp. Nhất là những công ty, startup đang gặp nhiều khó khăn trong việc tồn tại hoặc phát triển. Nguồn vốn ở đây có thể đến từ: tài khoản tiết kiệm, thế chấp tài sản, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, các công cụ tài chính hay từ việc kêu gọi vốn. Khi khởi nghiệp không nên sử dụng hết khoản vốn lưu động để làm nguồn vốn kinh doanh mà hãy dự trù một khoản để đề phòng khi công việc làm ăn không như ý muốn, bạn vẫn có thể tồn tại.

Kết: Thất bại là điều luôn có thể xảy ra trong khởi nghiệp, tuy nhiên bạn không nên quá lo sợ về những rủi ro. Tuổi trẻ, nếu bạn thực sự có đam mê, bạn cứ bắt đầu làm. Kể cả nếu lỡ như bạn làm sai, bạn sẽ nhận lại những kinh nghiệm và bài học cho bản thân. Tuy vậy, bạn cũng không nên chủ quan và cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, luôn sẵn sàng thay đổi để thích nghi. Khởi nghiệp là một con đường gian nan, vất vả và sẽ rất khó để thành công một cách nhanh chóng. Nó sẽ đến với những những người thật sự đủ đam mê, kiên trì, luôn lắng nghe và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết.

Còn bạn suy nghĩ như thế nào về câu chuyện của Vinaxuki, cùng chia sẻ quan quan điểm ngay dưới post này nhé!

ESight Media

Chia sẻ

Chia sẻ

Bài viết cùng tác giả

Bạn cũng có thể thích

Chia sẻ