fbpx
anh 3
Search
Close this search box.

|

#021 và chặng đường khởi nghiệp của Momo trong lĩnh vực FinTech

Facebook
LinkedIn

#021 và chặng đường khởi nghiệp của Momo trong lĩnh vực FinTech

Mục lục

Gần đây, chiến dịch #021 (Zero-to-One) của Momo hợp tác với nam ca sĩ rapper nổi tiếng Binz để kỉ niệm cho cột mốc đạt 20 triệu người dùng của ứng dụng này hồi tháng 9 vừa qua. Chiến dịch đã ví von chặng hành trình đi đến vinh quang của nam ca sĩ rapper số 1 Việt Nam Binz cũng giống như chặng hành trình khởi nghiệp của Momo. Một lần nữa, Momo lại mong muốn khẳng định vị thế số 1 của mình trong lĩnh vực ví điện tử nói riêng và ngành FinTech nói chung tại thị trường Việt Nam.

Lĩnh vực FinTech là một lĩnh vực đang có tiềm năng phát triển lớn ở thời điểm hiện tại với mức tăng trưởng thị trường tăng đến 77% trong vòng 3 năm vừa qua từ 2018 đến năm 2020 (theo một báo cáo từ công ty tư vấn Solidiance). Trong lĩnh vực ví điện tử, ngoài Momo thì cuộc chơi còn có nhiều ông lớn khác như VNPay, QRPay, ZaloPay, Moca, Payoo cũng đang tham gia cuộc chơi này. Điều này cũng cho chúng ta thấy độ khốc liệt của thị trường mà Momo đã phải vượt qua có thể đạt được thành quả như ngày hôm nay.

“Siêu ứng dụng tài chính” Momo ngày hôm nay cũng đã bắt đầu chặng hành trình của mình từ hơn 13 năm trước. Năm 2007, nhận ra tiềm năng thị trường FinTech tại Việt Nam, bốn nhà sáng lập đã cùng nhau xây dựng nên ước mơ của mình đó là: nữ doanh nhân Nguyễn Thị Minh Hiền, ông Nguyễn Bá Diệp (bỏ việc tại VNPT), Phạm Thành Đức (một cựu lãnh đạo cấp cao của FPT) và Nguyễn Mạnh Tường (du học sinh Mĩ và từng làm tại Tập đoàn Cisco). Họ bắt đầu chỉ với một văn phòng chỉ với vỏn vẹn 20 mét vuông và 1 ý tưởng dùng công nghệ để thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt ở Việt Nam.

Giai đoạn đầu, nhóm đã đi học hỏi mô hình ở rất nhiều các nơi khác trên thế giới để đem về Việt Nam triển khai. Trong một lần nhóm được một chuyên gia tư vấn về một mô hình ở Philippines, nhóm đã chủ động bay qua tận Philippines, thậm chí nhóm còn có chủ động tìm cách gặp được một Phó Thống đốc Ngân hàng tại Philippines lúc đó để hiểu hơn về mô hình này. Sau đó, sau khi được nghe một mô hình tương tự được triển khai thành công các nước Châu Phi, nhóm sau đã dành cả một tháng ở đó để tìm hiểu về cách hoạt động của mô hình này.

Về Việt Nam, nhóm nhanh chóng lập kế hoạch để triển khai mô hình đã học hỏi được. Tuy nhiên sau đó, nhóm đã vấp phải một thử thách rất lớn và nhận ra một điều đó là ý tưởng của mình đã đi trước thời đại quá xa tại thị trường Việt Nam. Không bỏ cuộc, họ lại phải tìm cách phù hợp hơn để có thể sống sót và tồn tại. Không lâu sau đó, nhóm đã nghiên cứu và triển khai một dịch vụ đó là bán SIM CARD điện thoại có thể “bắn tiền điện thoại đa mạng”. Một thời gian ngắn sau đó đã có hơn 100.000 cửa hàng và cá nhân triển khai bán dịch vụ này.

Tuy nhiên, dù con số ấn tượng nhưng lại không mang lại kết quả tài chính như kỳ vọng, nhóm lại cải tiếng và nâng cấp dịch vụ, xây dựng phần mềm với tính năng chuyển tiền bằng dịch vụ ví điện tử trên điện thoại di động, tiền thân của Momo sau này. Công ty đã bắt đầu đi tiếp cận các nhà mạng để có thể triển khai ý tưởng này và họ đã thuyết phục được VinaPhone hợp tác cùng họ để triển khai. Một lần nữa, phần mềm này không được đón nhận nhiệt tình vì có nhiều điểm bất tiện, trong đó có 2 lý do chính là nó chỉ triển khai được trên các sims của VinaPhone và phần mềm không thể liên kết giữa nhiều sims khác nhau nếu cùng một chủ.

Năm 2013, công ty lâm vào trạng thái khó khăn với nguy cơ bị cạn vốn. Đúng lúc đó, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ở Mỹ đã quyết định rót vốn cho Momo, đây cũng như một “cứu cánh” để công ty tiếp tục hoạt động. Một thời gian ngắn sau đó, nhóm đã phát triển ra ứng dụng điện thoại trên smartphone đó chính là Momo từ phần mềm ứng dụng trước kia để giải quyết tất cả những vấn đề từ mà phần mềm này gặp phải trước đây. Lần này, ứng dụng đã được mọi người đón nhận và Momo đã giành được những thành công sau đó.

Từ một vài ứng dụng và dịch vụ, hiện nay Momo đã có hơn 200 dịch vụ trên ứng dụng này. Nhóm cũng đã phát triển các đại lý để người dùng không có smartphone để tiếp cận các dịch vụ mới mẻ của họ. Nhóm đã chủ động xây dựng hệ sinh thái xung quanh ứng dụng này để mọi người có thể sử dụng dịch vụ của họ và từ đó dần dần chiếm vị trí số 1 ở thị trường Fintech trong lĩnh vực ví điện tử. Giờ đây Momo đã là một trong những Thương hiệu hàng đầu Việt Nam và lọt trong top 100 công ty Fintech của thế giới.

Có thể nói, chặng đường khởi nghiệp của nhóm những nhà sáng lập của Momo trải qua rất nhiều thất bại và thử thách. Khó khăn nhất chính là niềm tin của cả đối tác và người tiêu dùng. Đối với một vài đối tác lớn có khi phải mất gần một năm với hàng chục cuộc họp để thuyết phục họ hợp tác với mình. Đối với khách hàng cũng thế, trong giai đoạn đầu cũng phải kiên trì và nhẫn nại thuyết phục từng người một để có được ngày hôm nay.

Trong một dịp chia sẻ thì ông Nguyễn Bá Diệp, hiện tại đang là Phó chủ tịch của Momo đã chia sẻ rằng nhóm sáng lập đã phải vượt qua rất nhiều mô hôi, nước mắt và cả những sự tuyệt vọng trước những lần xém thất bại để có được thành công như ngày hôm nay. Đối với những nhà lãnh đạo Momo, chuyện một ngày làm việc từ 14-16h là một điều hết sức bình thường.

Có thể nói, hành trình 021 của Momo một lần nữa khẳng định không có vinh quang nào mà không trải qua thử thách và gian nan. Bạn nghĩ như thế nào về câu chuyện của Momo, hãy để lại comment ở bên dưới

Chia sẻ

Bài viết cùng tác giả

Bạn cũng có thể thích

Chia sẻ