Chiến dịch Marketing Tết Đủ Đầy của Grab, vừa qua, đạt 4,3 triệu lượt xem trên Youtube. Chiến dịch tạo được điểm khác biệt so với Tết chiến dịch khác. Họ đã lồng ghép những thông điệp nhân văn và ý nghĩa để nhìn lại một năm sóng gió khi dịch N-Covid hoành hành. Vậy, đằng sau chiến dịch này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bối cảnh
Grab triển khai lần đầu tiên tại Malaysia vào năm 2012, hoạt động sau hơn 8 năm. Hiện tại, Grab đã trở thành một trong những biến phổ ứng dụng ở Đông Nam Á. Sau khi mua lại toàn bộ mảng dịch vụ này tại khu vực từ đối thủ cạnh tranh là Uber năm 2018, Grab đã trở thành công ty Start up có giá trị hơn 10 tỷ USD.
Tại Việt Nam, mặc dù có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. Tiêu biểu có Gojek, Be, Baemin (trong lĩnh vực giao đồ ăn),… Tuy nhiên, Grab đã chứng minh được sự thống lĩnh của mình trên thị trường. Hiện tại đang có hơn 70% xe gọi phần sau hoạt động gần 5 năm.
1 / “Ông trùm” Nắm lấy “vật chật” trong mùa Covid
Năm 2020 là một khoảng thời gian khá chật vật và khó khăn của Grab. Họ phải đối mặt và giải quyết những vấn đề nội bộ trong các thỏa thuận với các tài xế.
Sau Nghị định 126, luật Quản lý thuế có hiệu lực. VAT mỗi cuốc xe gia tăng từ 3% thành 10% khiến cho chiết khấu khiến giá cước bảng dịch vụ tăng cùng với tỷ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe. Chính vì điều này đã vấp phải sự không đồng thuận đến từ các đối tác tài xế.
Hàng loạt tài xế kêu gọi việc không sử dụng app hoặc đặt các chuyến đi ảo để phản đối. Tuy nhiên, đa số các cuộc đình công này đều không có kết quả. Thay vào đó, mức chiết khấu cao dần theo năm cùng với mức thưởng cho tài xế càng ngày càng khó khăn hơn lúc trước
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Grab cũng bị dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề. Anthony Tan – CEO Grab cho rằng: ”COVID-19 là ảnh hưởng lớn nhất đến công ty trong 8 năm qua”. Trong tình hình khó khăn, Grab đã đưa ra những quyết định khó khăn để cắt giảm chi phí.
Tuy vậy, trong “nguy có cơ”, Grab đã có cơ hội phát triển và tăng doanh số các lĩnh vực khác như Grabfood, GrabExpress… Bên cạnh đó, Grab cũng chuẩn bị triển khai các dịch vụ mới trong hệ sinh thái: dịch vụ mua hàng, mua sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ đặt vé online…
2/ Vậy Grab đã làm gì để xử lý những tình huống khó khăn đó?
Grab trung thành với chiến lược Marketing cốt lõi 4P (Product, Price, Place, Promotion). Điều đó đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng về chất lượng dịch vụ, giá cả, độ phủ sóng, các ưu đãi dành cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ…
Trên thị trường, mỗi “tay chơi” đưa ra một thông điệp khác nhau hoàn toàn. Chẳng hạn như Baemin với câu chuyện chọn món ăn và “trùm deal”, Go-Jek nói về công nghệ tốc độ trải nghiệm dịch vụ, Be luôn truyền thông khách hàng về dịch vụ giá rẻ,…
Grab trong chiến dịch vừa qua đã chọn một lối đi ‘cộng đồng’ hơn. Họ cho ra mắt phim ngắn quảng cáo “Grab Tết đủ đầy” (thay vì là các MV quảng cáo hay là các chương trình tài trợ cho các chương trình như các hãng khác). Grab kể câu chuyện nhân văn và ý nghĩa tạo được sự khác biệt so với những chiến dịch Tết khác .
3/ Cách chiến dịch Marketing Tết Đủ Đầy của Grab biến bất lợi thành cơ hội
Chiến dịch dựa trên những câu truyện có thật và truyền tải những thông điệp nhân văn. Từ đó, Grab mong muốn trở thành một người bạn đồng hành gần gũi trong cuộc sống của người Việt. Chiến dịch này đã xoa dịu các bác tài xế cũng như những khách hàng của Grab trước một năm đầy khó khăn.
Không dừng lại ở đó, chiến dịch giúp đỡ cộng đồng trong năm COVID-19 vừa qua. Đầu năm nay, Grab cùng Quỹ Hy Vọng triển khai dự án “Cùng Grab chung tay, trao Tết đủ đầy” với ngân sách 3,5 tỷ VNĐ. Mục đích chính là nhằm hỗ trợ người già neo đơn và trẻ em cơ nhỡ trên cả nước.
Tinh thần “lá lành đùm lá rách” đã được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Trong 3 tuần, chương trình đã quyên góp hơn 400 triệu từ Quỹ Hy Vọng, Grab và người dùng.
Thông qua công nghệ, chương trình đã kêu gọi người dùng chung tay đóng góp qua ba hình thức: chuyển tiền trực tiếp đến Quỹ Hy Vọng qua ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab; nhập mã TETDUDAY trên mỗi đơn hàng GrabFood; và đổi điểm thưởng GrabRewards trên ứng dụng Grab.
Có thể nói, đây là một chiến lược vô cùng thông minh và thành công của Grab. Thương hiệu đã xây dựng được cộng đồng khách hàng trung thành. Nhờ chiến dịch trên, nên họ đã dễ dàng hơn trong việc mở rộng hệ sinh thái của mình đến nhiều người hơn.
Bài học rút ra từ chiến dịch marketing Tết Đủ Đầy của Grab
Grab luôn biết cách để gây ấn tượng, từ đó giữ vững vị thế hàng đầu trên thị trường. Trọng Chiến dịch Marketing Tết Đủ đầy của Grab, họ đã khôn ngoan xử lý vấn đề một cách khéo léo mà biến đó trở thành một điểm nhấn để truyền thông tin so với các đối thủ cạnh tranh. Cách thực thi của Grab chính là bài học cho những nhà khởi nghiệp trẻ: “Biết cách để biến những điều bất lợi thành cơ hội để bắt đầu và trở nên khác biệt”.
Nội dung: Bảo Quyên, Kim Ngân, Kim Yến, Phương Mai
Hình ảnh: Thanh Nhàn