fbpx
[Website] IMPACT 2024 x ESight.vn _ Banner Giới thiệu
Search
Close this search box.

|

Tiềm năng và rủi ro của các mô hình khởi nghiệp từ nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy)

Facebook
LinkedIn

Tiềm năng và rủi ro của các mô hình khởi nghiệp từ nền kinh tế chia sẻ (Sharing Economy)

Mục lục

Nền kinh tế chia sẻ hiện tại đã làm thay đổi cuộc chơi của rất nhiều ngành tại Việt Nam. Đầu tiên với ngành vận chuyển đó là sự có mặt của Grab rồi hiện tại là Go Jek, Be, Baemin, LalaMove đang cạnh tranh với những thương hiệu truyền thống. Câu chuyện tương tự trong ngành thương mại điện tử với sự có mặt của Tiki, Shopee, Lazada đã làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng và buộc các doanh nghiệp đang kinh doanh truyền thống phải chuyển mình thay đổi.

Các mô hình khởi nghiệp từ Nền kinh tế chia sẻ đã giải quyết được bài toán chi phí trung gian, kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ với người tiêu dùng bằng nền tảng công nghệ, từ đó có khả năng thiết lập lại cuộc chơi ngành đó. Chính vì vậy, những mô hình này một khi đã tìm thấy được thị trường tiềm năng của mình sẽ có tốc độ phát triển vượt bậc.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh đi kèm với rất nhiều rủi ro, từ khâu vận hành, quản lý đến chính sách thiếu chặt chẽ dẫn đến việc phải nhanh chóng cắt giảm qui mô vận hành hoặc thất bại. We Work, một nền tảng kết nối giữa các co-working space với các startup cũng phải cắt giảm qui mô vì dịch N-covid. Ngoài ra, với chính sách lỏng lẻo, WeWork đã từng dính “phốt” ăn chặn tiền quĩ đầu tư của CEO làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đợt phát hành IPO của startup này.

Hay gần đây, cú “ngã ngựa” của WeFit cũng là một hồi chuông cảnh báo về việc quy mô phát triển quá nhanh trong khi đó các chính sách đều lộ ra những điểm “tử huyệt” đã khiến startup này phải nộp đơn phá sản hồi giữa năm. Đây cũng là một bài học dành cho những ai muốn khởi nghiệp ở mô hình này phải kiểm soát được tốc độ tăng trưởng của mô hình và phải có những chính sách chặt chẽ để có thể tạo ra được “luật chơi” bền vững cho mô hình của mình.

Tuy nhiên, để có thể tìm thấy được thị trường phù hợp với mô hình này thường không dễ. Thường khi bắt đầu với mô hình này, người khởi nghiệp phải giải quyết bài toán “con gà và quả trứng”, tức là liệu nên có nhà cung cấp trước hay có người dùng trước. Ngoài ra, một trong những yếu tố khác dẫn đến sự thất bại của mô hình này đó là quy mô thị trường quá nhỏ dẫn đến mô hình không thể tự tồn tại và phát triển.

Bên cạnh những rủi ro trên, mô hình kinh tế chia sẻ vẫn là một trong xu hướng phát triển ở không chỉ ở Việt Nam mà còn cả Đông Nam Á với rất nhiều ngách thị trường vẫn còn đang bỏ ngỏ. Đó cũng tiềm năng dành cho những người khởi nghiệp gia nhập vào “cuộc chơi” này.

Vậy bạn đánh giá tiềm năng của mô hình kinh tế chia sẻ này như thế nào? Hãy comment bên dưới nhé

Chia sẻ

Bài viết cùng tác giả

Bạn cũng có thể thích

Chia sẻ