fbpx
anh 3
Search
Close this search box.

|

Nỗ lực vượt “cái bóng của người đi trước” của CEO TGDĐ – Đoàn Văn Hiểu Em

Facebook
LinkedIn

Nỗ lực vượt “cái bóng của người đi trước” của CEO TGDĐ – Đoàn Văn Hiểu Em

Chia sẻ

Mục lục
Sinh năm 1984, Đoàn Văn Hiểu Em – CEO trẻ tuổi nhất Việt Nam của Thế Giới Di Động đã khiến không ít người phải “ngả mũ” nể phục bởi nỗ lực đáng kinh ngạc của anh. Bất chấp biến động dữ dội của dịch Covid-19 của năm 2020, anh đã đem về doanh thu gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với 2021, cùng thị phần tăng trưởng gấp đôi cho tập đoàn tỷ đô này.
Thế nhưng, ngược dòng thời gian trở về 2 năm trước, khi ông Trần Kinh Doanh trao lại ghế CEO cho Đoàn Văn Hiểu Em, rất nhiều người dự đoán anh chỉ là một người “giữ chùa”, nghĩa là nhậm chức chỉ để giữ vững kết quả kinh doanh đang có mà thôi. Phải là một nỗ lực mạnh mẽ đến thế nào, mời giúp anh đã vượt qua “cái bóng người đi trước”? Liệu những cố gắng của vị CEO 37 tuổi này đã gây dựng được gì cho tập đoàn bán lẻ có doanh thu cao nhất Việt Nam? Hãy cùng DEC tìm hiểu nhé!
Nguồn ảnh: thegioididong.com

1/ Mạnh bạo trên từng bước đi, ngay cả khi thời thế khó khăn nhất

Trước khi CEO Hiểu Em nhậm chức, Thế Giới Di Động đã tăng trưởng 14 năm liên tục, một số ngành hàng gần như đã bão hoà và công ty đã bỏ rất xa những đối thủ khác. Thị phần của Thế Giới Di Động cũng đã đủ lớn khiến tốc độ tăng trưởng nhanh không còn là điều dễ dàng. Có lẽ đó là lý do mà người ta vẫn còn nghi ngờ về khả năng tạo nên tăng trưởng vượt bậc của CEO mới. Để chứng tỏ năng lực của mình không bị nhìn lầm, CEO Hiểu Em đã liên tục nâng cao chất lượng cửa hàng, phát triển nhiều mô hình mới, đưa thêm nhiều nhóm sản phẩm vào cửa hàng để thúc đẩy doanh thu. Tiêu biểu nhất là mở bán thêm đồng hồ, đem về 1500 tỷ doanh thu, chiếm ngay 50% thị phần chỉ sau một năm triển khai. Bên cạnh đó, việc gia tăng số lượng “trung tâm” laptop khủng đã đem về cho công ty 3500 tỷ đồng trong năm 2020.
Nguồn ảnh: Vtc.vn
Khi đợt dịch Covid-19 bùng lên mạnh mẽ khiến cả thị trường bán lẻ lao đao, CEO Hiểu Em đã nảy ra ý tưởng mang tên Điện Máy Xanh Super Mini, đưa sản phẩm tới gần hơn với các cửa ngõ nông thôn nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách hợp lý để các cửa hàng không tranh giành thị phần của nhau. Bắt đầu bước thử nghiệm khi triển khai ý tưởng, CEO Hiểu Em chọn mở cửa hàng với diện tích 120-150m2, nhân sự chỉ khoảng 4 người tại Tiền Giang – miền quê sông nước gắn bó với anh. Dù là mini nhưng ý tưởng này vẫn “bắt đúng trend” của thị trường, đáp ứng đầy đủ các yếu tố: tinh gọn, tiết kiệm chi phí như nhân sự, mặt bằng, bán các sản phẩm cơ bản, thiết yếu phục vụ đời sống của người dân nông thôn. Nhận thấy “nước cờ” này vô cùng hiệu quả, CEO Hiểu Em mở rộng phát triển cả thị trường miền Tây, sau đó lan ra toàn khu vực miền Nam, và tới cuối năm thì Bắc tiến. Mọi người đều thắc mắc tại sao phải “tốc chiến” như thế, anh cho rằng để có doanh thu tối đa trong thời điểm này thì phải “nhanh như cắt”, điều này vừa giúp Thế Giới Di Động dẫn đầu về “đánh chiếm” thị trường, cho dù các doanh nghiệp khác bắt chước được cũng không thắng nổi về mặt tốc độ và doanh thu.
Kết quả là, trong vòng 6 tháng kể từ khi “trổ ý tưởng”, Điện Máy Xanh Super Mini đã mở rộng thành 600 cửa hàng, mỗi cửa hàng mang lại doanh thu 1- 1,2 tỷ/tháng, cao gấp 3-4 lần mô hình Điện thoại Siêu rẻ được áp dụng trước đó.
Giữ vững mục tiêu đứng số 1 trong ngành bán lẻ dù ở thị trường trong nước hay ngoài nước, CEO Hiểu Em đã mạnh dạn loại bỏ mô hình cũ Bigfone, chuyển sang mô hình Bluetronics với mức giá được điều chỉnh thấp, phù hợp với thu nhập của người dân Campuchia. Chiến lược này đã giúp cho Bluetronics tiến thẳng lên vị trí số 1 ngành bán lẻ ở Campuchia trong vòng 6 tháng.
Nguồn ảnh: thegioididong.com

2/ Đích thân livestream, chốt deal 1500 chiếc điện thoại chỉ trong 30 phút

Một điều vô cùng thú vị khác mà CEO Hiểu Em đã khiến không ít người ấn tượng về khả năng thức thời của mình, đó là sẵn sàng đích thân livestream bán điện thoại trên Facebook, chốt “liền tay” 1500 chiếc Oppo Oneplus chỉ sau 30 phút với doanh số cực khủng đạt hơn 15 tỷ đồng. Anh chia sẻ rằng: “Bán hàng online đang tăng trưởng rất mạnh và livestream là hình thức vô cùng hiệu quả. Hiện tại, đội ngũ của tôi vẫn duy trì hoạt động này 3-4 lần/ tuần. Tôi nghĩ, việc tôi livestream đã đem lại thành công lớn, vượt ngoài cả mong đợi. Và nói thật, chỉ vì tôi quá bận chứ nếu không, tôi rất sẵn sàng livestream bán hàng tiếp.” Tổng kết lại một năm “gập ghềnh” đầy bất ổn, doanh thu lẫn thị phần của Thế Giới Di Động tăng lên gấp đôi, chễm chệ giữ vững vị trí số 1 trong top công ty bán lẻ uy tín Việt Nam với nhóm hàng lâu bền.

3/ Tiếp bước “cha anh” xây dựng văn hóa doanh nghiệp, kiến tạo giá trị cộng đồng

Không chỉ nỗ lực tạo nên thành quả về mặt doanh số, CEO Hiểu Em vô cùng quan trọng việc xây dựng văn hoá chia sẻ giữa người làm chủ và nhân viên của mình. Tất cả mọi người không nghĩ bản thân là những người làm công ăn lương, mà họ xem nhau như một gia đình. Văn hoá gia đình đã khiến cho 6500 con người ở Thế Giới Di Động vô cùng đoàn kết và dốc sức vun vén để ngôi nhà của mình trở nên tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, vị CEO cũng đặt ra mục tiêu đóng góp cho cộng đồng, xã hội thông qua các chương trình như: Trao tặng 10.000 nồi cơm điện dịp Tết 2020, tặng 1.000 tấn gạo dịp Tết 2021, tổ chức 150 điểm bán hàng không lợi nhuận giúp đỡ miền Trung lúc bão lũ năm 2020 hay chương trình hỗ trợ mổ hàm ếch cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn…

Nguồn ảnh: thegioididong.com

TỔNG KẾT

Trải qua 2 năm với những áp lực không hề nhỏ, nhưng bằng tư duy “always say yes” và không sợ thất bại, CEO Đoàn Văn Hiểu Em đã chứng tỏ được vị thế, tầm nhìn cũng như năng lực của mình. Có thể thấy, “cái bóng người đi trước” hoàn toàn có thể biến áp lực thành động lực để chúng ta vượt lên định kiến của dư luận, “phá kén” để thể hiện sức mạnh của bản thân. Đừng sợ nếu được cho là một người “giữ chùa”, bởi bạn hoàn toàn có thể biến ngôi chùa lá thành “ngôi chùa vàng” với hào quang rực rỡ” . (Trích lời CEO Hiểu Em).
Nội dung: Kim Yến
Hình ảnh: Hạ Vy

Chia sẻ

Chia sẻ

Bài viết cùng tác giả

Bạn cũng có thể thích

Chia sẻ