fbpx
anh 3
Search
Close this search box.

|

“Hoa Niên Liên Khấu” – Nghệ thuật biểu diễn truyền thống, người trẻ và những giá trị nhận được

Facebook
LinkedIn

“Hoa Niên Liên Khấu” – Nghệ thuật biểu diễn truyền thống, người trẻ và những giá trị nhận được

Mục lục

Dự án Thương hiệu 2023 “Hoa Niên Liên Khấu” được thực hiện bởi S Radio thuộc Nhóm Truyền thông Sinh viên – S Communications chính thức khởi động vào ngày 30/08/2023 với mong muốn tôn vinh những giá trị tốt đẹp của nghệ thuật biểu diễn truyền thống và khẳng định sự nỗ lực của người trẻ trên hành trình giữ gìn và phát triển những nét đẹp đó. Thông qua 3 tập thuộc Talk Series đã giúp khán thính giả có góc nhìn đa chiều và thú vị khi lắng nghe những chia sẻ của các khách mời về những thách thức của bối cảnh và sự quan tâm của người trẻ đối với những loại hình nghệ thuật này. Cho đến nay, tổng lượt tiếp cận của toàn bộ Dự án đã lên đến gần 500.000 lượt tiếp cận, trong đó, 3 tập phát sóng chính đã thu hút được hơn 94.000 lượt tiếp cận.

Bộ nhận diện chính thức của Dự án Thương hiệu "Hoa Niên Liên Khấu"
Bộ nhận diện chính thức của Dự án Thương hiệu “Hoa Niên Liên Khấu”

Tập phát sóng đầu tiên với tên gọi “Cải lương thân mến thương” cùng sự xuất hiện của hai khách mời quen thuộc đó là Tiến sĩ Đào Lê NaNghệ sĩ Cải lương Hạ Nắng. Tập phát sóng này mang đến một lăng kính hoàn toàn mới về những giá trị mà Cải lương mang lại, cũng như góc nhìn về cuộc sống và công việc của những người đam mê Cải lương nói riêng và nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung. 

Tập 1: Cải lương thân mến thương
Tập 1: Cải lương thân mến thương

Khi được hỏi về cơ duyên đến với Nghệ thuật sân khấu Cải lương, Tiến sĩ Đào Lê Na cho biết: “Năm 2018, mình lập dự án YUME – Art Project và có cơ duyên làm việc với NSND Bạch Tuyết. Lúc đó, dự án mình có mở một lớp học là Cải lương thưởng thức và trải nghiệm dành cho những người quan tâm đến Cải lương vì có rất ít người quan tâm đến nó. Sau lớp học đầu tiên mang tính chất thử nghiệm dành cho những người hoàn toàn không biết gì về loại hình nghệ thuật này, cùng thời điểm đó, Hội đồng Anh cũng đang kêu gọi những đơn vị, dự án độc lập làm những lớp học truyền dạy Cải lương cho trẻ em thanh thiếu niên thì mình thấy nó quá khớp với chương trình mình vừa làm. Mình nghĩ nó là một cái cơ duyên.”

Khách mời tập 1: Tiến sĩ Đào Lê Na
Khách mời tập 1: Tiến sĩ Đào Lê Na

Nghệ sĩ Cải lương Hạ Nắng đã có chia sẻ về những kỉ niệm thú vị với loại hình nghệ thuật này: “Cái kỷ niệm nhớ nhiều nhất là những buổi ngồi nghe Cải lương với bà nội. Mình về nhà nội từ năm 1-2 tuổi, cho tới khi lớn lên, khi nào mà trên đài phát sóng Cải lương thì bà nội ngồi nghe, mình cũng ngồi kế bên nghe. Khi mà nghệ sĩ xuống hò thì mình cũng bắt chước đoạn đó mình xuống hò luôn. Ví dụ chữ “ân tình” thì mình cũng xuống chữ “ân tình” giống họ. Đó là kỷ niệm lớn nhất của mình đối với Cải lương khi tiếp xúc với nó bằng tình yêu của bà nội truyền cho mình.”

Khách mời tập 1: Nghệ sĩ Cải lương Hạ Nắng
Khách mời tập 1: Nghệ sĩ Cải lương Hạ Nắng

Bước đến tập 2 với tên gọi “Giao điểm, giao hòa”, người trẻ chúng mình sẽ thêm hiểu về những trăn trở của thế hệ đi trước và cũng nhìn thấy được những nỗ lực của họ trong việc truyền lửa cho thế hệ sau để rồi từ đó, càng tiếp thêm động lực cho những người đã, đang, và sẽ tiếp nối hành trình gìn giữ và phát triển những loại hình nghệ thuật lâu đời này. Ở tập này, Thầy Mai Thanh Sơn Nghệ sĩ Đàn Tranh Mỹ Linh mang đến cho người xem những chia sẻ thú vị và những thách thức của những người đóng vai trò “giữ” và “thổi” lửa. 

Tập 2: Giao điểm, giao hòa
Tập 2: Giao điểm, giao hòa

Khi được hỏi về khó khăn của những người nghệ sĩ khi theo nghề, Thầy Mai Thanh Sơn cho biết: “Thời của thầy Internet chưa phát triển, ngày xưa muốn nghe một tác phẩm nào đó, tìm tài liệu nào đấy thì thực sự rất là khó khăn, thậm chí khi muốn nghe những người nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn các loại hình này thì chỉ có cách ngồi chờ đến đúng giờ để mở đài phát thanh hoặc đài truyền hình. Thời điểm đó không có Internet, không có PDF, đại khái gần như tất cả những cái gì công nghệ bây giờ có thì đến những năm 95, 96, 97, 98 là chưa có.”

Khách mời tập 2: Thầy Mai Thanh Sơn
Khách mời tập 2: Thầy Mai Thanh Sơn

Nghệ sĩ Đàn Tranh Mỹ Linh chia sẻ suy nghĩ về những thách thức hiện tại của giới trẻ hiện nay khi quyết định lựa chọn theo đuổi nghệ thuật biểu diễn truyền thống: “Mình nghĩ là đối với các bạn trẻ bây giờ thì các bạn dám nghĩ dám làm hơn ngày xưa. Cô nghĩ là bây giờ các bạn sẽ tìm cách để chứng minh và các bạn sẽ làm cái đó cho bằng được. Nó cũng là một cơ hội nhưng cũng là cái rào cản, bởi vì nhiều loại hình nghệ thuật khác du nhập vào Việt Nam nên các bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn. Để các bạn thực sự tập trung vào một loại hình là nghệ thuật truyền thống thì các bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Tại vì nhiều khi các bạn học đàn nhưng các bạn lại muốn chơi nhạc KPOP hoặc chơi nhạc cổ trang Trung Quốc,… thì lúc đó mình cũng phải có sự định hướng nhất định.”

Khách mời tập 2: Nghệ sĩ Đàn Tranh Mỹ Linh
Khách mời tập 2: Nghệ sĩ Đàn Tranh Mỹ Linh

Ở tập phát sóng cuối cùng với tựa đề “Niên hòa diễn ca” với sự góp mặt của hai thế hệ khác nhau là Nghệ sĩ Bạch Long, Nghệ sĩ ưu tú Tú SươngNghệ sĩ trẻ Hồng Bảo Ngọc. Ở tập cuối cùng này, các khách mời đã cùng nhau chia sẻ về những nỗ lực, sự cố gắng của những thế hệ đi trước vì đã luôn tìm cách để nghệ thuật biểu diễn truyền thống không thất truyền, và cả những thế hệ người trẻ hiện tại vì họ vẫn đang cố gắng để những giá trị ấy được gìn giữ và phát triển bằng những nhiệt huyết và nỗ lực của chính mình.

Tập 3: Niên hòa diễn ca
Tập 3: Niên hòa diễn ca

Khi được hỏi về những sự kết hợp giữa hai thế hệ trong khoảng thời gian gần đây cũng như cách người trẻ hiện nay giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến khán giả như “Về nghe mẹ ru” của NSND Bạch Tuyết và ca sĩ Hoàng Dũng hay việc nam rapper Yuno Bigboi đã mang Cải lương vào phần trình diễn của mình đó là bài “Sau bức màn nhung”, Nghệ sĩ ưu tú Tú Sương chia sẻ: “Sương cảm thấy phấn khởi hơn khi được hòa chung với các bạn nghệ sĩ trẻ, Sương thấy sự phối hợp đó nó vừa lạ vừa sáng tạo. Khi phối hợp bài rap với Cải lương thì rất phù hợp, nó đầy ý nghĩa và không bị chõi. Giống như Sương nói cái bạn phối nhạc hoặc bạn mà đưa cái bài vô á, những lời văn qua bài của cô Bạch Tuyết rất ăn khớp với nhau. Bạn tác giả phối nhạc rất thông minh để đưa những cái ý tưởng đó vô, nó rất phù hợp và nó rất là “bắt”. Ngay cả bản thân Sương rất là thích bài đó. Đây cũng là cái hay để mình cùng học hỏi nhau trong nền nghệ thuật của mình.”

Khách mời tập 3: Nghệ sĩ ưu tú Tú Sương
Khách mời tập 3: Nghệ sĩ ưu tú Tú Sương

Đại diện thế hệ trẻ, Nghệ sĩ Hồng Bảo Ngọc cho biết: “Khi nghe bài “Về nghe mẹ ru” của cô ba Bạch Tuyết, thật sự lần đầu Ngọc nghe thì nó rất là lạ, nó có cái gì đó hay hay. Ngọc mê mà ngày nào Ngọc cũng hát, nghe cái đó suốt luôn và sự kết hợp giữa cái truyền thống và hiện đại, nó có cái gì đó hòa quyện với nhau rất rất là hay. Thì thật sự rất cảm ơn các bạn trẻ, rất là trân quý những cái truyền thống vẫn còn giữ được đến hiện nay.”

Khách mời tập 3: Nghệ sĩ Hồng Bảo Ngọc
Khách mời tập 3: Nghệ sĩ Hồng Bảo Ngọc

Là một người thầy có nhiều kinh nghiệm trong nghề và đã làm việc với rất nhiều tài năng trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống khác nhau, Nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ: “Chú tiếp xúc rất nhiều, học trò chú thì không nói, mà tiếp xúc những bạn trẻ, thì chú rất quý những bạn đó. Các bạn có giọng hát trời cho, thiên phú và chú quý ở các bạn là các bạn vẫn còn yêu bộ môn nghệ thuật Cải lương. Nhưng mà chú chỉ khuyên các bạn đó là hãy sống vì sân khấu, hãy sống vì vai diễn, sống vì nghệ thuật. Tại sao những nghệ sĩ ngày xưa Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Lệ Thủy,… tới bây giờ người ta vẫn nhắc. Mấy chị đó, mấy anh đó, anh Minh Vương, anh Thanh Sang, anh Chí Tâm tới giờ khán giả vẫn còn nhắc. Mà mấy vị đó đi diễn lại, họ vẫn đi mua vé xem? Tại vì mấy anh chị đó sống bằng sân khấu, sống bằng vai diễn chứ không sống bằng hào quang.“

Khách mời tập 3: Nghệ sĩ Bạch Long
Khách mời tập 3: Nghệ sĩ Bạch Long

Ba tập phát sóng trên đã thu hút được hơn 94.000 lượt tiếp cận trên fanpage S Radio. Ngoài ra, Dự án còn thu hút các bạn trẻ trên toàn TP. HCM với challenge “Nhắn câu chữ, gửi trăm năm”. Bằng việc đăng tải hình ảnh/video và chia sẻ qua caption về một loại hình Nghệ thuật biểu diễn truyền thống mà các bạn trẻ từng tiếp xúc lên trang cá nhân đã giúp người tham dự có dịp quan tâm nhiều hơn về các loại hình Nghệ thuật biểu diễn truyền thống dân tộc. Với những gì đã đạt được, challenge đã góp phần lan tỏa vẻ đẹp của Nghệ thuật biểu diễn truyền thống đến gần hơn với giới trẻ khi đã thu hút hơn 27.000 lượt tiếp cận1.900 lượt tham gia.

Challenge "Nhắn câu chữ, gửi trăm năm" thu hút hơn 27.000 lượt tiếp cận và 1.900 lượt tham gia trên nền tảng Facebook
Challenge “Nhắn câu chữ, gửi trăm năm” thu hút hơn 27.000 lượt tiếp cận và 1.900 lượt tham gia trên nền tảng Facebook

Dự án Thương hiệu 2023 “Hoa Niên Liên Khấu” đã chính thức khép lại sau hơn 2 tháng đồng hành cùng khán giả. Tuy nhiên, những giá trị mà dự án mang lại thì vẫn còn ở đó và mãi lan tỏa đến các bạn trẻ. Hành trình lưu giữ và phát triển Nghệ thuật biểu diễn truyền thống là một hành trình dài không chỉ ở hiện tại mà còn mãi về sau. “Hoa Niên Liên Khấu” hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào quá trình giữ gìn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Ban Tổ chức Dự án Thương hiệu 2023 "Hoa Niên Liên Khấu"
Ban Tổ chức Dự án Thương hiệu 2023 “Hoa Niên Liên Khấu”

Dự án Thương hiệu 2023 “Hoa Niên Liên Khấu” đã diễn ra vô cùng thành công với những nỗ lực không ngừng của Ban Tổ chức và sự ủng hộ nhiệt tình của quý khán giả. “Hoa Niên Liên Khấu” hi vọng rằng Nghệ thuật biểu diễn truyền thống nước nhà sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa đến từ thế hệ trẻ.

___________

Về Nhóm Truyền thông Sinh viên – S Communications:

Được thành lập vào năm 1999, S Communications là Nhóm Truyền thông Sinh viên trực thuộc Hội Sinh Viên UEH, với hơn 200 thành viên – cộng tác viên đang hoạt động và kết nối một cộng đồng hàng chục nghìn sinh viên đến từ các trường ĐH trên cả nước. Với khẩu hiệu “ĐOÀN KẾT – CHUYÊN NGHIỆP – SÁNG TẠO”, trong vòng 24 năm qua chúng tôi không ngừng kết nối và lan tỏa những giá trị cuộc sống tích cực đến với các bạn sinh viên tại UEH và trên toàn quốc. 

Về S Radio:

S Radio là một thương hiệu con thuộc Nhóm Truyền thông Sinh viên – S Communications – Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, chuyên trang sản phẩm âm thanh với sứ mệnh như một người bạn đồng hành, thấu hiểu và sẻ chia cảm xúc chân thật nhất cùng giới trẻ.

___________

Về các Đơn vị đồng hành cùng Dự án Thương hiệu 2023:

Đơn vị Tài trợ Đồng hành: D. Studio

Đơn vị Đối tác truyền thông: Trường Ca Kịch Viện, DOL IELTS Đình Lực, One Pixel Media, ESight.vn, Advertising Vietnam, Tumblr Vietnam, Ban Thông Tin Truyền Thông BUH – B4T, Sinh Viên Plus, Margroup, ADSangtao.com, Hunfdayne, CLB Marketing ĐH Ngoại Thương – MaC FTU.

___________

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Ms. Đoàn Thị Thùy Dung – Trưởng PR

Ekip Radio – Nhóm Truyền thông Sinh viên – S Communications – UEH

279 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM

[P]: (+84) 336 482 512

[E]: doanthuydung189@gmail.com

Mr. Nguyễn Lê Duy Tuấn – Trưởng Ban Tổ chức

Ekip Radio – Nhóm Truyền thông Sinh viên – S Communications – UEH

279 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM

[P]: (+84) 829 930 579

[E]: nldt2301@gmail.com

___________

Fanpage: https://www.facebook.com/sradioscoms

Instagram: https://www.instagram.com/sradio_scoms/

Tiktok: https://www.tiktok.com/@sradio.scoms

Chia sẻ

Bài viết cùng tác giả

Bạn cũng có thể thích

Chia sẻ