fbpx
anh 3
Search
Close this search box.

|

Chiến lược của M-TP Entertainment – lấy con người làm trọng tâm phát triển

Facebook
LinkedIn

Chiến lược của M-TP Entertainment – lấy con người làm trọng tâm phát triển

Chia sẻ

Mục lục

M-TP Entertainment được thành lập bởi nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP – nghệ sĩ tài năng của “làng” nhạc Việt. Ngay khi ra mắt công ty, nam ca sĩ đã “trình làng” siêu phẩm “Lạc trôi” (2017) tạo nhiều dấu ấn. Và 3 năm sau là cú hích “Hãy trao cho anh” (2020) dần đưa âm nhạc Việt Nam ra thế giới. Với 3 tỷ đồng vốn góp ban đầu, M-TP Entertainment thu về 51 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chỉ sau 3 năm. Ngoài M-TP Entertainment, Sơn Tùng còn thành lập công ty giải trí là M-TP Talent (năm 2017). Và M-TP & Friends (ra đời năm 2018). 2 công ty này cùng ngành nghề kinh doanh như công ty trước.

Năm 2019, Sơn Tùng tuyên bốđưa công ty trở thành tập đoàn giải trí chuyên nghiệp trong 2 năm tới. Đó sẽ là một hệ sinh thái các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, kinh doanh, marketing, truyền thông… Trong đó, trọng tâm là đào tạo nghệ sĩ. Vậy đằng sau chiến lược này là gì?

1/ Nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc là hình mẫu của nhiều công ty giải trí tại Việt Nam

Là thị trường giải trí chuyên nghiệp tại châu Á và cả thế giới, Hàn Quốc là mảnh đất quy tụ nhiều công ty giải trí hàng đầu hiện nay. Có thể kể đến như SM Entertainment, YG Entertainment… Đây là “lò” đào tạo ra nhiều nghệ sĩ tên tuổi trên thế giới như BTS, Blackpink, EXO, Super Junior…

Tiến hành xây dựng một hệ sinh thái. Hay nói cách khác, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh mang đến nhiều lợi ích cho các nghệ sĩ. Họ có cơ hội thử sức trong nhiều vai trò và hoạt động khác nhau. Từ đó phát huy khả năng và đem lại lợi nhuận cho công ty quản lý. Đồng thời mang đến lợi ích cho chính cá nhân nghệ sĩ. Ngoài ra, việc xây dựng hệ sinh thái cũng giúp cho công ty phát triển bền vững hơn. Vì dòng tiền đến từ nhiều mảng “hỗ trợ” lẫn nhau. Đặc biệt với ngành giải trí vốn đi theo xu hướng (trend) và luôn không ổn định trên thị trường.

Ngoài ra, các công ty ở Hàn Quốc luôn tập trung vào các ngôi sao. Xây dựng một lộ trình phát triển rất bài bản cho họ để phát triển. Đơn cử như ở SM Entertainment, nghệ sĩ được đào tạo từ rất trẻ và phải trải qua quá trình đào tạo từ 5 – 10 năm. Trước đó, họ phải vượt qua đợt thử giọng và tuyển chọn đầu vào khắc nghiệt mới có thể trở thành gương mặt mới của công ty. Ví dụ như Jessica – một thành viên của Girl’s Generation, đã phải mất 7 năm để đào tạo. Tất cả những ngôi sao phải qua được sự “khổ luyện” trong một thời gian dài. Vì thế, họ mới trở thành những ngôi sao đình đám và mang đẳng cấp thế giới như hiện nay.

Nhìn thấy được điều đó, Sơn Tùng M-TP đã từng bước xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp của mình. Nam ca sĩ xây dựng kế hoạch đào tạo bài bản, chậm nhưng chắc cho các “gà cưng” của mình. Điển hình là gần đây MTP Entertainment đã lựa chọn nam ca sĩ Kay Trần hay nữ diễn viên Hải Tú. Đây không phải là những gương mặt “gạo cội” trên thị trường. Nhưng rất tiềm năng để MTP Entertainment có thể phát triển và gặt hái được những thành công trong tương lai.

2/ Ở M-TP Entertainment, “không có mối quan hệ chủ – tớ”

Văn hóa doanh nghiệp chính là “linh hồn” để giữ chân người tài. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có thể “tồn tại” một cách vững vàng. Môi trường càng thân thiện, cởi mở, nỗ lực vì mục tiêu chung, càng đưa thương hiệu phát triển. Gần 10 năm gắn bó với “đường đua” của showbiz, chắc hẳn, Sơn Tùng M-TP hiểu rất rõ điều này.

Đào tạo tài năng trẻ được coi là bài toán “gà đẻ trứng vàng” đối với nhiều “ông bầu”. Chính vì vậy, người quản lý sẽ  tận dụng mọi thứ, miễn sao đạt mục đích, thậm chí càng nhanh càng tốt. Do đó, giới showbiz mới xảy đến những trường hợp bóc lột, mâu thuẫn giữa quản lý – nghệ sĩ.

Bản thân Sơn Tùng M-TP từng tiết lộ là anh cũng có thời gian bị bóc lột. Không chỉ riêng Sơn Tùng M-TP, có rất nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng tố bị công ty quản lý bóc lột. Cụ thể như Erik, Tronie (cựu thành viên 365), Jack… Cũng từ đó dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí là kiện cáo.

Vì thế, Sơn Tùng M-TP mong muốn tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở trong công ty. Ở M-TP Entertainment, không có quan hệ chủ – tớ. Mà chỉ có những người cộng sự cùng nhau xây dựng và phát triển. Và tình cảm giữa các thành viên trong công ty được thể hiện qua những hành động nhỏ nhất. Đó là khoảnh khắc Sơn Tùng M-TP khen ngợi producer Onionn. Là lời động viên dành cho Kay Trần sau khi tập luyện vất vả được đăng tải trên story Instagram cá nhân… Tất cả thể hiện tình cảm của Sơn Tùng đối với từng thành viên trong công ty của mình.

Sự ganh đua, đố kỵ, bóc lột sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn. Sơn Tùng MTP hiểu được điều đó. Chính vì vậy, anh đã xây dựng công ty là nơi dung hòa mọi mối quan hệ, để mỗi thành viên cảm thấy bản thân được coi trọng, cùng nhau sáng tạo và nỗ lực vì mục tiêu chung. Trong bất cứ công việc nào cũng vậy, đừng vì lợi ích nhỏ nhen trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài – giá trị của con người mới là yếu tố bền lâu, giúp thương hiệu đứng vững trên thương trường.

Tạm kết:

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” vốn được coi là “kiềng ba chân” để làm nên thành công. Thế nhưng, “thuyền to thì sóng lớn”. Vì thế, yếu tố nhân hòa – con người là giá trị cốt lõi để xây dựng phát triển bền vững. Xây dựng con người cũng chính là xây dựng tương lai cho một cộng đồng. Cũng giống như chiến lược mà Sơn Tùng M-TP đã và đang nỗ lực theo đuổi. Đào tạo những ngôi sao của mình như những “chú ngựa chiến” để vững vàng trước mọi thử thách.

– Entrepranuary Media

Chia sẻ

Chia sẻ

Bài viết cùng tác giả

Bạn cũng có thể thích

Chia sẻ