Nếu cuộc sống của bạn liên tục xảy ra vấn đề và bạn mong muốn mọi chuyện tốt hơn, đó cũng là lúc bạn cần phải dừng làm những việc đã gây ra chúng. Peter Drucker, một trong những nhà tư vấn và tác giả huyền thoại trong lĩnh lực quản trị kinh doanh, marketing đã từng chia sẻ: “Nếu bạn muốn một thứ gì đó mới, bạn cần phải dừng làm những việc cũ lại”. Bài viết này chia sẻ những quan điểm về câu nói này của ông.
“Việc dừng làm những việc cũ” nên được hiểu như thế nào. Bài viết sẽ lấy một ví dụ để làm rõ quan điểm này. Bạn vừa mới khởi nghiệp được 3 tháng và gần đây, việc khởi nghiệp của bạn gặp khó khăn và liên tục xảy ra các vấn đề.
Bạn cảm thấy chán nản, bế tắc và mong muốn có được kết quả tốt hơn. Theo quan điểm của Peter Drucker, chúng ta sẽ cần phải dừng lại “một số việc cũ” nào đó.
Vậy làm sao để có thể xác định được chúng ta có thể dừng lại được những việc gì? Đầu tiên, bạn cần xác định đúng vấn đề cốt lõi mà bạn đang gặp hiện tại. Ví dụ, hiện tại bạn không thể bán được sản phẩm. Có thể có 3 lí do dẫn đến vấn đề này: hoặc là do sản phẩm không giải quyết được nhu cầu của khách hàng, hoặc là do bạn thiếu kỹ năng để thuyết phục hoặc thậm chí là do bạn đang bán sai đối tượng mục tiêu. Sau khi phân tích kĩ lưỡng, bạn nhận ra lí do cốt lõi khiến cho bạn không bán được hàng đó là do bạn đang bán cho những khách hàng không có nhu cầu. Trong trường hợp này “điều cũ” bạn cần phải dừng lại đó là bán hàng cho những khách hàng không có nhu cầu.
“Việc dừng làm những việc cũ” xuất phát từ việc bạn có thể nhận ra được vấn đề cốt lõi. Chip Kidd, một nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng người Mĩ đã từng chia sẻ: “Nếu như bạn có thể xác định rõ được vấn đề, thì bạn cũng đã xác định luôn cả giải pháp”. Vì vậy, mấu chốt ở đây chính là năng lực xác định được vấn đề cốt lõi. Khi bạn xác định được đúng vấn đề rồi, bạn sẽ biết tiếp theo mình sẽ làm gì.
Bạn nghĩ sao về quan điểm này, hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé!