Mỗi chúng ta chỉ có thể sống một lần duy nhất, nếu có bất cứ thứ gì cản trở đôi chân ta bước trên ngọn lửa đam mê, hãy “Just do it” tiếp tục bước qua cản trở của mình, có như thế cuộc đời mới ý nghĩa. – Thông điệp truyền thông chính của Nike. Để hiểu thêm về nguồn gốc Slogan và câu chuyện thương hiệu Nike muốn kể qua Slogan này, cùng khám phá qua bài viết này nhé!
NIKE được thành lập năm 1964 tại Mỹ với tên ban đầu là Blue Ribbon Sports sau đó trở thành cái tên NIKE vào năm 1971. Logo Swoosh do một sinh viên năm nhất trường Đại học Portland Carolyn Davis tạo ra với giá 35 đô la và hiện nay logo này ước tính khoảng 30 tỷ đô (tính đến năm 2019).
Logo Swoosh luôn xuất hiện cùng với trademark “Just do it” có nghĩa là “cứ làm đi” từ một chiến dịch truyền thông năm 1988, những điều tưởng chừng như đơn giản này đã tạo nên bộ mặt và sự thành công của Nike trong suốt thời gian qua.
1/ Về Slogan “Just do it” – Thông điệp đã tồn tại hơn 30 năm
Nguồn gốc câu nói: Trong lúc đau đầu nghĩ ra một câu Slogan có tầm lan tỏa thật mạnh, Dan Wieden (GĐ công ty quảng cáo Wieden & Kennedy) chợt nảy ra ý tưởng khi nhớ đến câu chuyện của một kẻ sát nhân bị tử tù (Gary Gilmore). Khi bị phán xét tử hình, hôm cuối cùng ở bãi bắn, tên tử tù được hỏi rằng có muốn nói lời gì trước khi rời khỏi cuộc đời này và ngay lúc ấy một câu duy nhất “Cứ làm đi” (nguyên văn “Let’s do it”). Slogan “Just do it” xuất phát từ câu chuyện trên và từ đó Nike đã lồng ghép thông điệp về hành động. Câu nói có sức mạnh truyền cảm hứng, giúp mọi người vực dậy tinh thần, đứng lên làm điều mình thích, chẳng e ngại, “Cứ làm thôi”.
Chiến dịch “Just do it”, câu Slogan được đính kèm trong một video quảng cáo 30 giây với hình ảnh một người đàn ông 80 tuổi Walter Stack chạy qua cầu Cổng Vàng và câu nói “JUST DO IT” với thông điệp khuyến khích người trẻ thực hiện đam mê của mình, tích cực sống khỏe về tinh thần và chú trọng hơn về rèn luyện thể chất
Just do it” truyền cảm hứng nhưng không hứa hẹn bất cứ điều gì, mà chỉ ngụ ý rằng trong cuộc sống này, dù có gặp khó khăn đến mấy, chỉ cần bạn cố gắng vượt qua và dám làm những điều mình muốn thì chắc chắn bạn sẽ làm được. Chỉ cần nhớ điều này “Just do it” (Cứ làm đi).
Trong mọi hành trình, NIKE đều hiện diện và bảo vệ đôi chân, đồng hành cùng bạn vượt qua thử thách.
2/ Điểm khác biệt trong câu chuyện định vị thương hiệu của NIKE
- Góc nhìn mới từ câu chuyện cũ: với mô típ câu chuyện của người anh hùng vượt qua thử thách của người xưa, Nike đưa ra một góc nhìn mới hơn bằng cách tập trung vào kẻ thù bên trong mỗi người hơn kẻ thù bên ngoài. Bởi sự lười biếng, ỉ lại, nản trí bên trong mỗi người ai cũng có và sự nỗ lực hết mình tiến về phía trước, không ngừng cố gắng đều được xem là một người hùng.
- Không tập trung nhiều vào quảng cáo sản phẩm, tập trung tinh thần thương hiệu: Quảng cáo của Nike không chỉ tác động tới các vận động viên mà tất cả mọi người, bởi khát khao và mong muốn được ghi nhận là mong muốn mà bất kì ai cũng mong muốn.
- Câu chuyện truyền cảm hứng luôn mang thông điệp sâu sắc, ý nghĩa với người xem. Các sản phẩm của Nike thường đi đôi với các ngôi sao, mang góc nhìn ngoại hạng của các thần tượng có sức ảnh hưởng trong thể thao, bởi khách hàng luôn tin tưởng những sản phẩm mà ngôi sao họ luôn hâm mộ đang sử dụng.
Đây chính là cách mà Nike sử dụng để chiếm trọn trái tim của chúng ta: Ai trong các bạn cũng đối mặt những người kẻ thù nội tại. Với sự nỗ lực hết mình, các bạn đều là những người anh hùng.
Mỗi chúng ta đều tìm thấy bản thân trong những câu chuyện mà Nike truyền tải. Chính điều này đã tạo nên sự đồng cảm đối với người xem, biến họ trở thành người bạn đối với thương hiệu này. Vận dụng một câu chuyện cũ, thổi hồn vào đó góc nhìn mới lạ, khiến chúng trở nên gần gũi hơn với người xem, đó chính là những điều mà Nike đã làm được trong các chiến dịch marketing của mình.
Phối hợp giữa chiến lược marketing và slogan linh hoạt, sáng tạo đã giúp Nike giữ vị trí mình trong trái tim khách hàng trong nhiều thập kỷ.
Nếu các bạn có ý kiến gì, hãy bình luận và chia sẻ ý kiến của bạn nhé.